Rơle thời gian tủ lạnh là gì ? Cách kiểm tra rơle thời gian còn sống hay chết ? Thay rơle thời gian tủ lạnh giá bao nhiêu ? là thắc mắc của rất nhiều người. Ở bài viết này, dienlanhkhanhtrung.com sẽ giải mã giúp bạn, cùng chú ý theo dõi để có được thông tin hữu ích nhất nhé.
Contents
Rơle thời gian tủ lạnh là gì ?
Rơle thời gian hay còn gọi là timer tủ lạnh, đây là thiết bị được sử dụng để điều chỉnh thời gian xả tuyết trong tủ lạnh để tránh xảy ra tình trạng đóng tuyết làm ảnh hưởng đến khả năng làm mát, làm đông đá
Hầu hết các dòng tủ lạnh mới hiện nay đều điều chỉnh mức thời gian ổn định, nếu tủ lạnh bạn có dấu hiệu tích tụ tuyết trên dàn lạnh hoặc làm mát không đúng chu kì thì có thể rơle thời gian bị hỏng
Vị trí rơle thời gian
Thiết bị này thường đặt ở nhiều vị trí khác nhau bên trong tủ lạnh như đa số nó được đặt nằm ở phía sau bảng điều khiển hoặc phía dưới dàn tản nhiệt (Bên cạnh máy nén, gần khay chứa nước thừa phía sau lưng tủ lạnh)
Nguyên lý hoạt động
Timer thời thời như một chiếc đồng hồ giúp chuyển đổi qua lại chế độ rã đông và làm mát tủ lạnh
Tức là khi bộ hẹn giờ của tủ lạnh chuyển chế độ rã đông, các chức năng làm mát của tủ lạnh sẻ tắt đồng thời bộ xả đá bắt đầu hoạt động làm tan chảy tuyết bị tích tụ ở dàn lạnh
Khi rơ le thời gian quay lại chế độ làm lạnh, tủ được phép làm mát trở lại và bộ làm rã đông được tắt, khi đó nhiệt độ bên trong sẻ được duy trì ở mức yêu cầu
Thông thường, bộ hẹn giờ rã đông tủ lạnh hoạt động liên tục và khoảng 3 – 6 giờ ngắt 1 lần, nếu bộ hẹn giờ không hoạt động đồng nghĩa tủ sẻ bị bám tuyết ngăn cản khả năng làm lạnh
Cách nhận biết rơle thời gian tủ lạnh bị hỏng
Nếu rơle hỏng, bạn sẽ không thấy những bánh răng ở phía trong rơle quay dù đã cấp đủ nguồn 220v. Hoặc các bánh răng quay chập chờn cũng là biểu hiện rơle thời gian hỏng
Ngoài ra, nếu đo tiếp điểm của các chân không lên giá trị điện trở sẽ làm mặt tiếp xúc rỉ sét và không dẫn điện. Đặc biệt, bạn cũng có thể biết được rơle bị hư qua những dấu hiệu sau
Tủ lạnh chạy liên tục không ngắt
Rơ le thời gian có nhiệm vụ chuyển tủ lạnh ở chế độ chạy block để làm lạnh qua chế độ xả tuyết và ngược lại. Trong chế độ chạy block, tiếp điểm ở rơle có thời gian tiếp xúc kém khiến điện chập chờn
Đây là tác nhân làm tủ lạnh chạy ngắt liên tục, khiến tuổi thọ tủ giảm. Bạn có thể quan sát thấy bánh răng ở rơle thời gian hoạt động không ổn định. Hãy thay thế rơle thời gian khác để xử lý sự cố này nhé
Tủ lạnh không đông đá hoặc không mát ngăn dưới
Linh kiện rơle thời gian nằm trong bộ xả đá của tủ lạnh, vì thế nếu linh kiện này hỏng sẽ làm tủ lạnh không xả tuyết tự động được. Sau khoảng thời gian hoạt động, dàn lạnh sẽ bị tuyết phủ dày dẫn tới hiện tượng trao đổi nhiệt phía trong tủ kém. Lúc này tủ sẽ không đông đá, ngăn mát tủ không có hơi lạnh.
Tủ lạnh đóng tuyết ngăn đá
Block nén hoạt động liên tục không xả đá nếu rơle thời gian bị kẹt ở chế độ chạy block mà không chuyển qua chế độ xả đá. Từ 1 – 2 chương trình xả đá bị bỏ qua sẽ khiến dàn lạnh ở ngăn đá bám tuyết dày
Sự cố này khi không phát hiện và khắc phục kịp thời có thể làm kẹt quạt và hỏng motor quạt dàn lạnh
Cách kiểm tra rơle thời gian còn sống hay chết
Sau khi xác định vị trí rơle thời gian tủ lạnh, bạn quan sát trên rơle sẻ thấy một nút nhỏ, sử dụng tua vít bẹp để xoay nó theo chiều kim đồng hồ đến khi nào bạn nghe thấy tiếng tách
Điều này sẻ đặt hẹn lại thời gian làm việc cửa timer và lúc này bạn cần đợi khoảng 35 phút để kiểm tra xem tủ đã chuyển sang chế độ rả đông và làm mát chưa (Cảm nhận bằng cách xem máy nén đã hoạt động lại chưa)
Nếu chưa thì khả năng 90% là bộ phận này đã hỏng và bạn cần thay thế để tủ tiếp tục hoạt động
Kiểm tra bằng đồng hồ ampe
Timer thường có 4 chân được đánh thứ tự từ 1 – 4, chân số 1 được ngăn cách bởi một thanh nhựa trắng
- Chân số 1 và 3 là cuộn dây
- Chân số 2 là chân xả đá
- Chân số 4 là chân cấp điện cho lock và quạt
Cách kiểm tra như sau:
- Chỉnh núm đồng hồ ampe về chế độ Ohms
- Đưa que kim vào chân số 1 và 3, nếu đồng hồ phát ra tiếng kêu tít thì chứng tỏ timer còn hoạt động, không thì timer đã hỏng
- Tiếp tục xoay trục quay của timer đến khi nào nghe thấy tiếng tách và tiếp tục đo chân số 2 và 3
- Xoay nhẹ thêm 1 lần nữa bạn sẻ nghe thấy tiếng tách thứ 2, lúc này bạn đo điện trở chân 3 và 4, đây là tiếp điểm nguồn và máy nén
Xem chi tiết video:
Báo giá thay timer tủ lạnh
Trên thị trường hiện nay, chi phí cho mỗi lần thay timer sẽ dao động ở khoảng 450.000đ – 550.000đ tuỳ thuộc vào hãng và đời tủ lạnh. Dưới đây là mức giá thay linh kiện tủ lạnh mới nhất mà điện lạnh Khánh Trung muốn chia sẻ đến bạn.
- Thermonstat: 250.000 đ
- Cảm biến âm: 210.000 đ
- Sợi đốt: 170.000 đ
- Cầu chì nhiệt: 130.000 đ
- Quạt dàn lạnh: 450.000 đ
- Đồng hồ thời gian (timer): 550.000 đ
- Giá sensor nhiệt cảm ứng lạnh: 120.000 đ
- Giá thanh phá băng tủ lạnh: 95.000 đ
- Giá Rơle: 120.000 đ
Hi vọng với những thông tin trên bạn đã hiểu thêm về rơle thời gian tủ lạnh và mức giá thay mới cho linh kiện. Nếu có thắc mắc cần tư vấn hoặc có nhu cầu sửa chữa, thay thế linh kiện đừng quên liên hệ tới chúng tôi nhé. Hân hạnh được phục vụ quý khách!