Các bộ phận của tủ lạnh gồm những linh kiện nào ? Công dụng và nguyên lý hoạt động ra sao ? Cùng Điện lạnh Khánh Trung tìm hiểu ngay bên dưới
Contents
Cấu tạo của tủ lạnh

Sensor nhiệt cảm ứng lạnh
Bộ phận này nằm trên ngắn đá. Nó có nhiệm vụ nhập mạch điện khi đã đủ nhiệt độ lạnh và khi đến nhiệt độ nhất định sẽ xả đá trong tủ lạnh. Thường thì Sensor cảm ứng từ -40C đến -70C.

Nếu nhiệt độ trong tủ quá 75 *C thì cầu chì sẽ tự đứt để ngắt mạch hoàn toàn trong tủ. Nếu tủ lạnh không có bộ phận này, có thể tủ sẽ bị hỏng luôn phần nhựa bên trong nếu như phần xả đá không chịu ngắt.
>> Xem ngay: Cách kiểm tra linh kiện còn sống hay chết
Dàn lạnh
Dàn lạnh còn được gọi là dàn bay hơi gồm các ống đồng có nhiệm vụ vận chuyển gas làm lạnh. Các ống đồng được mắc song song với hệ thông lá nhôm tản nhiệt với mật độ lớn giúp hấp thụ nhiệt tốt hơn
Khi hoạt động, dàn lạnh sẻ hấp thu nhiệt bên trong tủ bằng gas lạnh rồi xả chúng ra bên ngoài thông qua dàn nóng
Dàn nóng tủ lạnh
Dàn nóng hay còn gọi là dàn ngưng tủ lạnh cũng được làm từ ống đồng và mắc song song có chức năng là tản nhiệt ra bên ngoài
Khi gas được đưa đến dàn nóng, nhằm ngưng tụ thành chất lỏng có nhiệt độ thấp và áp suất cao, đồng thời thực hiện quá trình xả nhiệt ra môi trường trước khi đưa đến van tiết lưu để biến đổi áp suất
Motor quạt nằm bên trong ngăn đá
Nhiệm vụ chính của bộ phận này là lấy gió trao đổi nhiệt lạnh trong tủ. Nó giúp thổi 1 phần hơi lạnh từ ngăn đá xuống ngăn dưới rau quả và chỉ có ở những tủ lạnh không đóng tuyết.

>> Xem thêm: Tủ lạnh bao lâu thì hết ga ?
Máy nén (Block) tủ lạnh
Nhiệm vụ chính của máy nén là hút hết hơi chất lạnh được tạo ra ở dàn bay hơi và duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp. Bên cạnh đó, nó còn nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ, đẩy vào dàn ngưng.
Phải đủ năng suất, lưu lượng môi chất qua máy nén, khối lượng phù hợp với tải nhiệt của dàn bay hơi và dàn ngưng tụ.
Đây là chu trình hoạt động khép kín. Ngoài ra, còn có máy nén rôto nhưng chủ yếu được sử dụng trong máy điều hoà nhiệt độ và hiếm thấy trong tủ lạnh gia đình.
Timer hẹn giờ
Bộ phận này nằm sau lưng tủ trong phần hộp điện kế bên Compressor hay nằm trong ngăn rau quả tùy theo model thiết kế. Nhiệm vụ của chúng là chạy theo chu trình 8 – 12h để chuyển mạch ngắt Compressor chuyển sang chế độ xả đá.

Chất làm lạnh(Gas)
Chất làm lạnh là dạng chất lỏng dễ bay hơi và được đặt trong tủ lạnh để tạo nhiệt độ lạnh. Hiện nay nhiều hệ thống lắp đặt công nghệ sử dụng amoniac tinh khiết để thay cho chất làm lạnh. Loại gas thông dụng nhất được sử dụng là gas 134A.

Bo mạch điều khiển tủ lạnh
Mạch điều khiển thường xuất hiện trên dòng tủ lạnh inverter, công việc là để kiểm soát, điều khiển các chức năng của tủ lạnh
Đây được xem là bộ phận quan trọng nhất thực hiện mọi thao tác trên tủ, về cấu tạo thì mỗi hãng đều có thiết kế khác nhau
>> Xem thêm: Giá Dịch vụ sửa tủ lạnh tại Đà Nẵng
Nguyên lí hoạt động của tủ lạnh
1. Khi máy nén nén khí làm lạnh, giúp làm tăng áp suất và nhiệt độ của chất làm lạnh. Lúc này dàn ngưng bên ngoài tủ lạnh cho phép chất làm lạnh giảm bớt nhiệt do áp suất gây ra.
2. Khi các chất lạnh nguội đi, chúng sẽ ngưng tụ thành chất lỏng tinh khiết và chảy qua các van tiết lưu. Tiếp tục khi chảy qua các van tiết lưu thì các chất lỏng làm lạnh chuyển từ khu vực có áp suất cao sang khu vực có áp suất thấp. Sau đó, nó nở ra và bay hơi.
3. Trong khi bay hơi, nó hấp thụ nhiệt và bắt đầu làm lạnh, dàn bay hơi cho phép các chất làm lạnh hấp thụ nhiệt và làm lạnh bênh trong tủ lạnh.
4. Các chu kỳ được lặp đi lặp lại liên tục như vậy, đó cũng là lý do khoảng 15 phút bạn lại nghe máy kêu ro ro một lần.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn các bộ phận trong tủ lạnh và nguyên lý hoạt động của chúng.